Từ lâu, thưởng thức và tìm hiểu, thiết lập cho dàn âm thanh hifi đã là một đam mê không thể thiếu của người yêu âm nhạc. Nhưng để đánh giá được chính xác chất lượng âm thanh của một dàn hi-fi chúng ta cần hiểu rõ một số khái niệm cơ bản về âm thanh. Âm sắc: Âm sắc chính là “màu sắc” của âm thanh. Đây tuy chỉ là khái niệm tượng hình, nhưng khi nghe một dạng âm nào đó, chúng ta có thể phần nào tưởng tượng ra được chất âm của nó. Đơn giản hơn, âm sắc càng ấm áp thì âm thanh càng mềm mại dịu dàng, ngược lại với các âm sắc lạnh sẽ mang lại âm thanh khô và cứng. Âm sắc cũng là yếu tố căn bản để giúp phân biệt giữa các nhạc cụ hay giọng người. Với mỗi nốt nhạc ta có thể phân biệt được đó là tiếng guitar hay sáo, trống… Trên góc độ vật lý, âm sắc khác nhau sẽ có cấu trúc và thành phần hài âm (harmonic) khác nhau, giúp người nghe cảm nhận chính xác âm thanh của từng nhạc cụ. Tầng âm và trường âm: Tầng âm (sound stage) là tầng lớp được tạo ra bởi các nhạc cụ với sự sắp xếp nào đó theo chiều sâu không gian hòa âm (sân khấu hay phòng thu) còn trường âm (sound field) chính là độ rộng của không gian âm thanh. Trường âm mang lại cảm giác âm vang, độ rộng hẹp và kết cấu phân bố của phòng hòa nhạc, còn tầng âm diễn tả vị trí phân bố các nhạc cụ và nhạc công. Hai yếu tố này rất quan trọng quyết định tính “thật” của âm thanh. Tầng âm và trường âm thường rất đa dạng do ảnh hưởng từ đáp tuyến tần số của các thiết bị khuếch đại cũng như đặc tính âm học của phòng nghe hay vị trí loa. Cùng một dàn hi-fi nhưng được bố trí ở hai phòng khác nhau với kết cấu thiết đặt khác nhau cũng sẽ tạo ra tầng âm và trường âm khác nhau, làm cho cảm nhận âm thanh cũng phần nào thay đổi. Mật độ hay sự chặt chẽ của âm thanh: Còn gọi là độ “đặc” của âm thanh. Điều này phụ thuộc vào độ cảm nhận âm thanh của người nghe. Ta có thể cảm nhận được độ “đặc” trong tiếng trầm của đàn cello, tiếng hơi kèn đồng hay tiếng vang của bộ gõ. Yếu tố này phụ thuộc vào nguồn điện cung cấp cho hệ thống và đáp tuyến tần số trung và trầm của các thiết bị được sử dụng. Đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định độ trung thực của âm thanh. Độ trong trẻo: Đây cũng là một yếu tố quan trọng mà dễ nhận biết. Một dàn máy với độ trong trẻo tốt sẽ thể hiện những chi tiết nhỏ nhất trong bài nhạc một cách rõ ràng rành mạch, ngoài ra nó còn làm âm thanh dịu dàng mềm mại và dễ nghe hơn. Độ trong phụ thuộc vào khả năng tái tạo dải tần số trung, trung cao và treble trong đáp tuyến tần số. Các thiết bị có liên quan đến độ trong trẻo của âm thanh bao gồm loa, ampli và dây nối. Tính sống động: Tính sống động của âm thanh phụ thuộc vào chất lượng của các thiết bị được thiết lập trong dàn. Nói chung, nếu thiết bị có khả năng tạo ra âm thanh trong sáng, rõ ràng, mạnh mẽ… sẽ có nhiều khả năng mang lại chất âm có tính sống động cao. Độ ổn định của không gian âm thanh: Yếu tố này giữ cho tầng âm không thay đổi cũng như vị trí âm của các nhạc cụ trong không gian âm khi thay đổi vị trí nghe. Thường thì âm thanh sẽ có vị trí phát năm giữa vị trí hai loa, nếu độ ổn định này không đều ta sẽ có cảm giác vị trí âm thanh bị xáo trộn, không còn tập trung nữa. Chất lượng thiết bị trong dàn máy, chất lượng loa, vị trí đặt loa và kếu cấu phòng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định của âm thanh. Độ chi tiết của âm thanh: Khả năng tái hiện âm thanh càng chính xác bao nhiêu thì mức chi tiết của âm thanh càng cao bấy nhiêu. Ta có thể thấy, một dàn hi-fi chất lượng cao có thể tái hiện và diễn tả sự khác biệt dù là nhỏ nhất của âm thanh các nhạc cụ trong bản nhạc. Tốc độ và đáp ứng quá độ nhất thời: Đây là khả năng tách biệt các nốt nhạc trước và sau trong bản nhạc một cách dứt khoát và chính xác. Yếu tố này thể hiện rõ ở các tiếng trầm trong bài nhạc. Tốc độ và đáp ứng quá độ nhất thời phụ thuộc rất lớn vào loa, một bộ loa tốt dĩ nhiên sẽ có tiếng bass rõ ràng và dứt khoát, khác hẳn với các loa chất lượng trung bình với tiếng bass nặng . Độ tương phản và dải rộng của âm thanh: Mức tương phản âm lượng chính là mức chênh lệch cao nhất (fortissimo) và thấp nhất (pianissimo) của cường độ âm thanh. Một dàn hi-fi với dải dộng tốt sẽ tái tạo được độ tương phản âm thanh một cách hoàn hảo nhất. Tỷ lệ giữa các nhạc cụ và giọng hát: Đây là tỷ lệ âm lượng của từng loại nhạc cụ và giọng hát đã được điều chỉnh hài hòa nhằm tránh trường hợp át tiếng lẫn nhau. Một dàn âm thanh tốt sẽ có khả năng tái tạo âm thanh chính xác theo tỷ lệ này, mang lại cảm nhận âm thanh tốt nhất cho người nghe. Đặc tính của thiết bị và sự phối hợp: Đây là yếu tố tối quan trọng trong việc thiết lập một dàn âm thanh hi-fi chất lượng. Khi thết kế và tùy chỉnh ta cần hiểu rõ chất âm và đặc tính riêng của từng thiết bị nhằm gia giảm và hay thêm thắt hợp lý, mang lại sự đồng bộ và phối hợp ăn ý nhất giữa các thiết bị trong dàn máy.
Trước tiên chúng ta hãy cùng điểm qua các định dạng file nhạc thông dụng nhất hiện nay và những gì chúng có thể cung cấp cho bạn: AAC: Đây không phải là định dạng Hi-Res, được phát triển bởi Apple và để thay thế cho MP3. AAC vẫn là nhạc nén và lossy nhưng sở hữu chất lượng tốt hơn chút so với MP3, có thể được tải về từ iTunes hay stream qua Apple Music. AIFF: Đây là định dạng Hi-Res cũng của Apple để thay thế cho WAV với điểm mạnh là có metadata chi tiết hơn. Nó không thông dụng cho lắm phần lớn là vì có kích thước file lớn. DSD: Đây là định dạng Hi-Res 1-bit được dùng trong Super Audio-CD, sở hữu chất lượng 2.8MHz, 5.6MHz và 11.2MHz. Do chất lượng quá cao như vậy nên hiện tại nó không được sử dụng cho nhu cầu streaming. FLAC: Đây là định dạng Hi-Res nhưng có kích thước file chỉ bằng 1 nửa so với WAV, và có thể lưu trữ metadata. Nó được cung cấp miễn phí và rất thông dụng trong giới audiophile để tải về và lưu trữ các album nhạc quý hiếm. Apple tuy nhiên không hỗ trợ FLAC. MP3: Định dạng nhạc nén lossy cực kỳ thông dụng với kích thước file cực nhỏ, tuy nhiên cũng cho chất lượng âm thanh thấp nhất. Nó vẫn rất hiệu quả để lưu trữ nhạc trên các thiết bị di động hay máy nghe nhạc có bộ nhớ trong không cao. MQA: Đây là định dạng Hi-Res được nén lossless để dành cho nhu cầu stream qua mạng. Tidal Masters hiện đang sử dụng định dạng này cho dịch vụ của mình. OGG: OGG (hay Ogg Vorbis) cũng là định dạng lossy và cũng miễn phí, là thay thế tốt cho MP3 hay AAC. Nó hiện được sử dụng để stream 320kbps trên Spotify. WAV: Định dạng Hi-Res thông dụng cho Audio-CD. Nó có chất lượng âm thanh cực tốt nhưng cũng có kích thước rất lớn. Điểm trừ là hỗ trợ metadata không tốt (không lưu và hiển thị được thông tin bài hát, album hay ảnh bìa). WMA Lossless: Định dạng Hi-Res được giới thiệu bởi Microsoft, viết tắt từ Windows Media Audio. Hiện không ai sử dụng nó nữa và các smartphone hay tablet đời mới đang bắt đầu ngừng hỗ trợ nó. Nhạc nén và không nén: Có gì khác nhau? Nhạc nén nói chung là sẽ bị giảm chất lượng âm thanh, tuy nhiên còn tùy theo codec nén nhạc cũng như cách điều chỉnh các thông số khi nén. Nếu không có thuật toán nén nào được sử dụng, chất lượng âm thanh của bài nhạc sẽ đỡ mất, nhưng sẽ tốn nhiều dung lượng lưu trữ hơn, và ngược lại. WAV, AIFF và FLAC WAV và AIFF vẫn là định dạng không nén được nhiều người biết đến, phát triển dựa trên kỹ thuật PCM được dùng để lưu trữ trực tiếp thông tin nhạc mà không thay đổi gì. WAV và AIFF khác nhau có chăng chỉ là ở cấu trúc lưu trữ thông tin mà thôi, còn về công nghệ thì hầu như tương tự. Chúng có thể được dùng để lưu trữ nhạc với chất lượng CD và cao hơn. Như nói trên, ưu điểm của AIFF là có thông tin metadata còn WAV thì không. Cả 2 định dạng này đều có kích thước file lớn và tốn nhiều dung lượng lưu trữ. ALAC, FLAC và WMA FLAC, hay Free Lossless Audio Codec, như tên gọi của nó là định dạng nhạc miễn phí và có chất lượng tốt, sở hữu kích thước chỉ bằng khoảng 1 nửa so với WAV hay AIFF. FLAC có thể cung cấp chất lượng lên đến 96kHz/32-bit, hơn cả CD. ALAC cũng là định dạng lossless nhưng tương thích với thiết bị iOS và iTunes, đồng thời có kích thước lớn hơn FLAC chút đỉnh. WMA thì hiện không còn thông dụng nữa. AAC và MP3 Có 1 điều chắc chắn là ai cũng biết đến MP3. Nó cực kỳ thông dụng và có mặt ở bất cứ đâu, và thường thì khi muốn tải nhạc người ta sẽ nghĩ đến nó đầu tiên. MP3 có chất lượng âm thanh từ thấp đến trung bình, tuy không quá quan trọng với người dùng tầm trung nhưng sẽ làm dân audiophile khó chịu. MP3 có kích thước lưu trữ chỉ bằng 1/10 so với file lossless chất lượng CD, đó là vì 1 số thông tin âm thanh sẽ được loại bỏ khi nén file thành MP3. Bitrate của file MP3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh khi bạn nghe nhạc. MP3 128kbps sẽ có chất lượng thấp, mất đi nhiều chi tiết hơn so với MP3 320kbps. Nhìn chung MP3 chỉ phù hợp với trước đây do dung lượng lưu trữ của thiết bị chưa cao và còn đắt đỏ. Hiện nay ổ cứng hay thẻ nhớ đã rẻ hơn rất nhiều, đi kèm cùng các thiết bị di động đời mới có bộ nhớ trong cao hơn, khiến khái niệm "lưu trữ tiết kiệm" không còn là vấn đề đáng quan tâm quá nhiều nữa. AAC (Advanced Audio Coding) cũng là định dạng lossy giống MP3 nhưng cho chất lượng âm thanh cao hơn 1 chút. Định dạng này được dùng cho các file tải về của iTunes, stream Apple Music (256kbps) và YouTube. Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng các định dạng lossy, cần hiểu rằng tuy bitrate càng cao sẽ cho chất lượng âm thanh càng tốt nhưng điều này còn phụ thuộc vào codec nén nhạc nữa. Ví dụ cùng ở 1 mức bitrate, MP3 sẽ cho chất lượng âm thanh thấp hơn 1 chút so với AAC hay OGG, đó là vì codec MP3 có hiệu năng nén không tốt bằng các codec còn lại.
Hệ thống âm thanh gồm những thành phần gì Một hệ thống âm thanh với giá thành từ 1 đến vài ngàn đô, đều cũng thực hiện 1 chức năng duy nhất là tái tạo âm thanh để người nghe. Nó bao gồm nguồn điện , dây tín hiệu, kệ , đầu phát, ampli rồi đến loa. Đầu đọc – nguồn phát nhạc: Các đầu đọc đa năng hiện thời có thể chạy được mọi loại định dạng: High-Resolution( LPCM, FLAC, ALAC, DSD), CD, SACD, DVD-A và DVD-V,… Đứng trước nhiều lựa chọn, bạn sẽ quyết định ra sao? Câu trả lời tùy thuộc vào chính bản thân bạn. Tuy nhiên, trước hết hãy nghĩ đến thói quen nghe nhạc của mình và cũng nên suy tính xem trong tương lai có thay đổi nâng cấp hay không. Cuối cùng là tìm, nghe thử xem đầu đọc nào hay nhất và phù hợp nhất với khả năng của bạn. Nếu nguồn phát nhạc là chiệc điện thoại, máy tính… thì chúng ta sẽ cần tới Dac. DAC (hay còn gọi là D/A, D2A hay D-to-A) là viết tắt của cụm từ Digital Analog Converter – bộ chuyển đổi tín hiệu điện tử thành analog. Ngay cái tên đã nói lên công dụng của thành phần quan trọng hàng đầu trọng hệ thống nghe nhạc này. Sở dĩ cần tới DAC bởi ampli chỉ nhận tín hiệu dạng analog, trong khi các tập tin nhạc số lại lưu trữ dưới dạng tín hiệu điện tử, và đây chính là nhiệm vụ của DAC. Pre-ampli chủ động có mạch khuếch đại tín hiệu sử dụng các linh kiện tích cực như đèn, transistor, IC… để tăng biên độ tín hiệu và sửa âm sắc trước khi đưa đến ampli công suất ; Preampli thụ động (passive preampli): mạch điện chỉ sử dụng một chiết áp cao cấp hoặc một bộ biến thế âm tần dải rộng. Pre-ampli thụ động chỉ thích hợp cho ampli bán dẫn. Ưu điểm của preampli thụ động là không cần phải cắm điện nguồn và mạch rất đơn giản, do đó rất ít tạp âm. Ampli công suất có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu ở mức rất nhỏ này sao cho đủ lớn để kéo các cặp loa ; Ampli tích hợp là một ampli bao gồm cả phần preampli và power ampli trong liền một khối chassis, còn receiver có thêm một bộ tuner để thu sóng radio Loa là phần quan trọng trong một bộ dàn Hi-Fi và Hi-End, có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu điện thành chuyển động cơ học để tái tạo âm thanh. Một cặp loa hay là sản phẩm kết hợp những gì tinh tế nhất của các kỹ sư về điện tử, cơ khí và tay nghề thợ mộc của các nghệ nhân tài hoa Dây dẫn (dây tín hiệu và dây loa) là hệ thống hi-fi, hi-end hoặc home theater ở các loại dây nối tín hiệu mức thấp và mức cao giữa các thiết bị trong bộ dàn với nhau. Việc lựa chọn loại dây thích hợp sẽ giúp âm thanh hay hơn và giúp bạn khai thác được hết khả năng của bộ dàn. Biến ám cách ly – lọc điện: Với nguồn điện, bạn có thể sử dụng hệ thống biến áp cách ly, lọc điện, dây nguồn để cải thiện chất lượng nguồn điện, mang lại 1 nguồn điện sạch, mạnh và ổn định với điện áp phù hợp với các thiết bị trong dàn âm thanh của bạn. Biến áp cách ly Một là biến đổi điện áp từ 220V ra điện áp 100V, 120V, 220V. – Hai là khả năng lọc điện, lọc nhiễu từ trường, lọc nhiễu radio và lọc các sóng cao tần, cho dòng điện sạch và ổn định, âm thanh hay hơn khi nghe nhạc và hát karaoke. Kệ âm thanh: Kệ audio với kích thước tiêu chuẩn, phù hợp với tất cả các loại thiết bị audio, giúp không gian audio của bạn gọn gàng, thuận tiện hơn. Ngoài ra, kệ còn có chức năng chống rung cân bằng với hệ thống chân đinh chén hứng có vi chỉnh.
Hiện nay, nhu cầu thưởng thức âm thanh của người dùng ngày càng tăng cao. Vì thế, nhiều người đã sắm cho mình những chiếc loa, amply nghe nhạc chất lượng cao, có tích hợp bộ giải mã Dac nhằm nâng cấp lên hệ thống hiện đại hơn. Chip Dac Chip Dac được coi là linh kiện quan trọng nhất trong bộ giải mã âm thanh, quyết định trực tiếp đến độ phân giải tối đa của tín hiệu gồm sampling rate 24 bit, 32 bit (Số lần lấy mẫu) và bit depth (Dung lượng 1 mẫu), độ chính xác, cùng nhiều tính năng khác. Song chất lượng tổng thể của DAC phụ thuộc không kém vào mạch đi kèm. Vậy nên, dù tích hợp chip DAC cao cấp cũng chưa chắc trình diễn đẳng cấp hi-fi. Cổng kết nối Cổng kết nối là một trong những linh kiện khá quan trọng nhưng lại được rất ít người quan tâm. Chúng có nhiệm vụ liên kết giữa các thiết bị âm thanh với bộ giải mã Dac. Optical hay còn được người dùng biết đến với cái tên dây cáp quang là một trong những loại dây kết nối tín hiệu âm thanh kỹ thuật số phổ biến nhất hiện nay. Vỏ dây được làm bằng hợp chất Duraflex cho phép thiết bị truyền tải nhạc với tần số tối đa 96khz. Coaxial hỗ trợ chất lượng tín hiệu 24-bit/192kHz tốt hơn Optical Cổng USB: là cổng kết nối đa chức năng hỗ trợ truyền tải nhạc với tần số 786khz. Đây cũng là cổng hỗ trợ kết nối máy tính với bộ giải mã DAC. Ngoài ra, cổng kết nối Mạng LAN hoặc Wifi cũng rất cần thiết với việc nhận chia sẻ các file nhạc từ mạng máy tính như Music Server hoặc các trang dịch vụ nghe nhạc trực tuyến độ phân giải cao như Spotify hay Tidal,.v..v. Nguồn âm Để âm thanh đầu ra hay, chính xác thì trước hết cần phải có nguồn âm chất lượng. Bạn không thể mong muốn âm thanh trong trẻo, dễ nghe trong khi nguồn âm đầu vào đã bị ngắt quãng, không rõ ràng. Có rất nhiều cách để đưa nguồn âm vào trong hệ thống âm thanh như qua USB, máy tính, điện thoại, thậm chí là các kết nối bluetooth, Wifi,… Ngoài các yếu tố kể trên thì để xác định chất lượng của bộ giải mã Dac thì người dùng nên quan tâm đến một số yếu tố khác nữa như: khả năng trình diễn, màn hình hiển thị,… Nếu như không chắc chắn, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được tư vấn và giải đáp tốt hơn.
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật như hiện nay, để hệ thống âm thanh mang lại chất lượng tốt hơn thì không thể thiếu sự góp mặt của bộ giải mã Dac. Vậy bộ giải mã Dac là gì? Thế nào là bộ giải mã âm thanh dac chất lượng? Dac là gì? Dac âm thanh là gì? Dac là từ viết tắt của thuật ngữ Digital Analog Converter là bộ chuyển đổi tín hiệu digital thành analog. Trước đây, khi mà công nghệ còn chưa thật sự phát triển, các nghệ sĩ thường viết và nghe nhạc trên các băng cassette hay đĩa than vinyl. Lúc này, âm thanh được thu lại và phát ra bên ngoài môi trường chính là tín hiệu analog – sóng. Tuy nhiên, hình thức này lại mang đến nhiều bất tiện cho người dùng. Vì vậy, ngày nay, các tín hiệu analog thường được mã hóa thành digital (các bit thông thường sẽ được biểu diễn dưới dạng 1 và 0) trên file nhạc phát qua một số dịch vụ nghe trực tuyến hoặc các thiết bị thu âm kỹ thuật số như CD. Vai trò quan trọng của bộ giải mã Dac là gì? Bộ giải mã Dac ra đời, mang đến nhiều tính năng tuyệt vời cho người sử dụng, đặc biệt trong lĩnh vực thưởng thức âm thanh. Nhờ khả năng giải mã tín hiệu từ analog sang digital mà Dac giúp người dùng có khả năng kết hợp các công nghệ nghe nhạc trực trực tuyến với các thiết bị hiện đại mà không cần hệ thống dây nối lằng nhằng. Ngoài ra, thông quan bộ giải mã Dac, bạn có thể thực hiện các kết nối không dây hiện đại khác như USB, Bluetooth, WiFi,.v..v mang đến tính năng cao nhất. Đây cũng là một trong những bước ngoặt vô cùng lớn, làm thay đổi tư duy của con người trên toàn thế giới. Ngoài ra, một số thiết bị còn tích hợp bộ giải mã Dac với pre-amp hoặc amplifier, giúp hỗ trợ nghe nhạc số với chất lượng cao DSD. Từ đó, đảm bảo các tín hiệu âm thanh đầu ra được xử lý tốt nhất, phù hợp với chất lượng hi-end ở đầu ra. Tuy nhiên, cách thức này chỉ mang tính thẩm mỹ cao, chứ chất lượng vẫn chưa được tối ưu ở mức tốt nhất Tại sao cần sử dụng bộ giải mã âm thanh Dac Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì bạn không cần thiết phải sử dụng Dac cho máy tính để bàn vì hầu hết chúng đã được tích hợp bảng mạch, có chức năng chuyển đổi thông tin kỹ thuật số thành dạng analog rồi. Tuy nhiên, để tăng cường khả năng tái tạo âm thanh cũng như mang lại sự khác biệt đáng kể cho người dùng khi xem, nghe nhạc thì bạn vẫn nên sử dụng bộ giải mã âm thanh riêng. Ví dụ: bạn hãy thử tưởng tượng bo mạch chủ của PC ( tức là Mainboard) có cấu trúc giống như các sợi dây song song với nhau. Và để âm thanh đến tai người nghe thì chúng phải di chuyển trên các sợi dây này. Tuy nhiên, việc di chuyển này không phải dễ dàng, chúng phải chịu rất nhiều các tác động (cả bên trong và bên ngoài), vì thế đôi lúc làm sợi dây bị đung đưa hay đứt đoạn khiến âm thanh khi đến tai người nghe không còn được nguyên vẹn nữa. Nhưng nếu bạn sử dụng bộ giải mã Dac thì tất cả các vấn đề này sẽ được giải quyết. Tức là Dac sẽ xử lý tất cả các tính hiệu nhiễu, đứt đoạn của âm thanh để mang đến chất lượng tốt nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng. Tóm lại, nếu bạn có điều kiện, muốn tăng cường chất lượng âm thanh thì hãy sử dụng bộ giải mã chắc chắn, các tính năng mà chúng mang lại sẽ không khiến bạn thất vọng.
1/ Công suất loa là gì? Công suất loa là một thông số kỹ thuật thể hiện độ lớn của âm lượng. Đơn vị đo công suất loa là watt (W). Công suất của loa có thể từ một vài watt đến vài nghìn watt. Công suất loa gồm 2 loại là: Công suất đỉnh và công suất thông thường. Công suất đỉnh của loa là công suất tối đa mà loa đạt được trong thời gian ngắn, công suất thông thường là công suất mà loa phát liên tục trong thời gian dài. 2/ Có phải công suất loa càng lớn thì loa càng to? Bạn thường nghĩ, mua loa công suất càng lớn thì âm thanh loa sẽ càng to, điều này chỉ đúng 1 phần. Trên thực tế, mức cường độ âm thanh (đơn vị là Decibel - dB) mới quyết định âm thanh chiếc loa của bạn to được đến mức nào, còn công suất chỉ là đơn vị để đo lượng điện tiêu thụ. Vì thế khi mua loa bạn cũng nên lưu ý về mức cường độ âm thanh. 3/ Có phải công suất loa càng lớn, loa càng hay không? Công suất loa là thông số quan trọng để góp phần quyết định chất lượng loa. Tuy nhiên, không phải công suất càng lớn thì loa càng hay; vì điều này còn phụ thuộc vào việc bạn có sử dụng loa đúng cách hay không và nhãn hiệu loa có uy tín hay không. Vì vậy, bạn cần lựa chọn loa từ các thương hiệu uy tín và sử dụng loa một cách cẩn thận để loa phát huy hiệu quả sử dụng tốt nhất. 4 / Cách tính công suất loa Nếu ta gọi điện trở của loa là R, U là điện áp xoay chiều và P là công suất loa thì công suất loa sẽ được tính bằng công thức P = U.U/R. Tuy nhiên, do sự thay đổi liên tục của tín hiệu hay cường độ âm thanh mà công thức này thường có sai số khá lớn. Do đó, để tính được chính xác công suất loa, người ta thường dùng các thiết bị như máy tạo sóng âm tần,... 5/ Cách chọn công suất loa phù hợp với diện tích căn phòng Chúng ta nên lựa chọn công suất loa sao cho phù hợp với diện tích của căn phòng. Nếu như căn phòng có diện tích khiêm tốn, ta chỉ nên lựa chọn loa có công suất nhỏ hoặc vừa phải. Còn nếu phòng rộng rãi hơn, ta có thể chọn các loại loa có công suất cao hơn. Nên tránh các trường hợp chọn loa công suất lớn cho phòng nhỏ hay loa có công suất quá nhỏ cho căn phòng có diện tích lớn. Đối với phòng rộng khoảng 10m vuông trở lại, nên chọn loa có công suất dưới 50W. Đối với phòng rộng khoảng từ 10m vuông - 20m vuông, loa có công suất khoảng 100W - 150W là thích hợp. Đối với phòng rộng khoảng từ 20m vuông - 30 m vuông, nên chọn loa với công suất là 150W - 200W. Đối với phòng có diện tích trên 50m vuông thì bạn nên lựa chọn những loại loa công suất lớn hơn 200W để đảm bảo chất lượng âm thanh.